CHÍNH SÁCH TUÂN THỦ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
MITEK
CHÍNH SÁCH TUÂN THỦ CHỐNG ĐỘC QUYỀN MITEK
LỜI MỞ ĐẦU
Đây là chính sách của Công ty MiTek Industries, Inc. và các công ty con (sau đây gọi chung là “Công ty”) nhằm tuân thủ tất cả luật áp dụng cho các hoạt động của Công ty. Một kết quả tất yếu quan trọng của chính sách này là cam kết của chúng ta để tuân thủ chặt chẽ luật chống độc quyền. Các vi phạm luật chống độc quyền có thể gây ra tổn thất to lớn đến tiềm lực kinh tế và danh tiếng của Công ty và của các cá nhân có liên quan. Dưới sự ảnh hưởng và tác động rộng rãi của luật chống độc quyền của liên bang và tiểu bang đối với tất cả phương diện hoạt động của Công ty và các nhánh tiềm ẩn của việc vi phạm, tất cả nhân viên và người lao động của Công ty bắt buộc không chỉ tuân thủ câu chữ của luật chống độc quyền mà còn tránh sự xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động kinh doanh và buôn bán với các khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Hướng Dẫn đính kèm, cập nhật chính sách lâu đời của Công ty, được thiết kế để hướng dẫn bạn về các yêu cầu của luật chống độc quyền của Hoa Kỳ áp dụng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Không giống những luật khác, luật chống độc quyền của Hoa Kỳ có sự áp dụng rộng rãi đến các hoạt động diễn ra bên ngoài Hoa Kỳ, cho dù người cá nhân hoặc công ty tham gia có quốc tịch Hoa Kỳ hay không. Mặc dù có những giới hạn đối với việc áp dụng luật chống độc quyền của Hoa Kỳ bên ngoài lãnh thổ, nhưng chúng không rõ ràng đến mức có thể cho rằng, nếu không có lời tư vấn của cố vấn pháp luật ở chiều hướng ngược lại, các luật chống độc quyền sẽ áp dụng cho các giao dịch và hoạt động quốc tế.
Các quản lý cấp cao của các công ty con thuộc MiTek hoạt động hoàn toàn ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của cố vấn pháp lý, được kỳ vọng thông qua và ban hành các hướng dẫn tương tự dựa trên luật cạnh tranh hoặc chống độc quyền của các quốc gia nơi họ hoạt động.
Hướng Dẫn không giải thích đầy đủ về luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, nhưng sẽ hỗ trợ bạn trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày của bạn và giúp bạn nhận biết khi nào các vấn đề chống độc quyền phát sinh để bạn có thể nhận được lời tư vấn pháp lý kịp thời. Bất cứ khi nào bạn gặp phải tình huống mà bạn cho rằng phát sinh nguy cơ về chống độc quyền, bạn nên nhanh chóng hỏi ý kiến quản lý cấp trên của bạn và/hoặc bộ phận pháp lý.
Tôi muốn khẳng định lại rằng mọi nhân viên và người lao động của Công ty có nghĩa vụ tuân thủ Chính sách này và Hướng Dẫn. Hơn nữa, mỗi nhân viên, trưởng bộ phận và quản lý cấp trên trong toàn Công ty có trách nhiệm đảm bảo rằng Chính sách của chúng ta được thực hiện và Hướng Dẫn đính kèm được tuân thủ vì sự xử lý thích đáng cho các vấn đề quan trọng này có tính quyết định đến sự thành công tiếp theo của chúng ta.
Mark A. Thom
Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành
HƯỚNG DẪN TUÂN THỦ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
1.0 MỤC ĐÍCH
Mục đích của Hướng Dẫn Tuân Thủ Chống Độc Quyền nhằm hỗ trợ những người lao động của Công ty trong việc tránh hành vi có khả năng có vấn đề hoặc bất hợp pháp theo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Hướng dẫn này không có mục đích nêu rõ toàn bộ luật chống độc quyền của Hoa Kỳ và cũng không liệt kê tất cả các hành vi có thể có vấn đề dưới đây.
2.0 GIỚI THIỆU
Cạnh tranh là một quá trình kinh tế dẫn đến việc phân bổ hiệu quả các tiềm lực kinh tế của xã hội tự do của chúng ta. Cạnh tranh đòi hỏi người mua và người bán phải được tự do mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ mà không bị những người mua hoặc người bán khác áp đặt những hạn chế bất hợp lý. Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ - Đạo luật Sherman, Clayton, Đạo luật Robinson-Patman và Đạo luật Hội đồng Thương mại Liên bang - đều được ban hành để bảo vệ và nâng cao cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và cấm, cùng với những hành vi khác, các hành vi kinh doanh không công bằng, bán phá giá và lừa dối.
Tầm quan trọng mà hệ thống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ của chúng ta đặt ra đối với cạnh tranh được phản ánh trong các hình phạt có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Các vi phạm chống độc quyền nghiêm trọng nhất - thỏa thuận ấn định giá, gian lận giá thầu và phân chia thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh - có thể khiến một cá nhân bị hình phạt tù tới mười năm và hình phạt tiền lên đến 1.000.000 đô la. Công ty có thể bị phạt tới 100 triệu đô la cho những vi phạm kể trên. Số tiền này thậm chí có thể lớn hơn tùy thuộc vào thiệt hại cho nạn nhân hoặc lợi ích mà Công ty thu được từ hoạt động bất hợp pháp. Sự thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh cũng có thể cấu thành hành vi vi phạm của đạo luật gian lận qua thư hoặc điện tử, tuyên bố sai, đạo luật hoặc các đạo luật trọng tội của liên bang khác.
Ngoài ra, các bên thứ ba liên quan như khách hàng và nhà cung cấp bị thiệt hại vì sự vi phạm luật chống độc quyền có thể khởi kiện và được hoàn lại một khoản tiền (chống lại cá nhân người vi phạm và công ty là chủ sử dụng lao động của họ) bằng ba lần mức tổn thất thực tế phải gánh chịu. Ngay cả khi một cuộc điều tra của chính phủ hoặc một vụ kiện, dù không tìm thấy bất kỳ vi phạm hoặc trách nhiệm pháp lý nào, cũng gây gián đoạn đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Công ty và rất tốn kém về chi phí tự trả và mất các cơ hội kinh doanh.
Bởi vì vai trò quan trọng của luật chống độc quyền trong việc bảo vệ sự hiệu quả của hệ thống kinh tế và hậu quả nghiêm trọng của bất kỳ hành vi vi phạm các luật này, bất kỳ việc không tuân theo các hướng dẫn này đều có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Mặc dù việc giải thích và áp dụng luật chống độc quyền đôi khi là một việc phức tạp, nhưng một số tiêu chuẩn tương đối đơn giản có thể được thực hiện. Nếu bạn tuân theo các nguyên tắc này, khả năng Công ty - hoặc bạn - bị buộc tội về vi phạm, hoặc bị phát hiện vi phạm luật chống độc quyền sẽ được giảm thiểu.
3.0 QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3.1 Liên Lạc và Thỏa Thuận bị nghiêm cấm
Khả năng lớn nhất để dính líu với các vấn đề chống độc quyền là kết quả từ việc liên lạc với các đối thủ cạnh tranh. Hầu như mọi giao tiếp giữa các đối thủ cạnh tranh, cho dù gần như không liên quan đến hoạt động kinh doanh, đều đáng ngờ theo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Việc chỉ trao đổi thông tin liên quan đến giá, chi phí, phương pháp, khách hàng hoặc thị trường địa lý có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, người lao động của Công ty sẽ không thảo luận hoặc xác lập bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức nào, bao gồm “thỏa thuận miệng” hoặc thỏa thuận ngầm, với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào liên quan đến giá, chính sách giá, chiết khấu, hoa hồng, để nợ, làm giá, điều khoản hoặc điều kiện bán hàng, chi phí, lựa chọn của khách hàng, lãnh thổ thị trường, hạn ngạch sản xuất, hạn chế sản xuất, phân chia thị phần theo nhóm khách hàng hoặc theo lãnh thổ, thầu công việc, công nghệ hoặc ứng dụng mới, hoặc kế hoạch kinh doanh.
Người lao động của Công ty cũng bị cấm tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận hoặc giao tiếp nào liên quan đến các chủ đề này với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào và tham dự bất kỳ cuộc họp hoặc hội nghị của các đối thủ cạnh tranh nói về các chủ đề được đề cập hoặc đã thảo luận trên đây, cho dù người lao động có phải là người tham gia vào các cuộc thảo luận đó hay không. Người lao động của Công ty không được gửi hoặc nhận thông tin về giá đến hoặc từ đối thủ cạnh tranh. Thông tin liên quan đến hoạt động định giá của đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả bảng giá, có thể được lấy từ khách hàng của Công ty hoặc các nguồn không cạnh tranh khác. 1
1Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đồng thời là nhà cung cấp hoặc khách hàng của Công ty, có thể chấp nhận được, trong quá trình kinh doanh thông thường, thảo luận hoặc thỏa thuận về giá phải trả cho hoặc bởi Công ty tính trên sản phẩm thực tế được bán cho hoặc từ đối thủ cạnh tranh đó.
3.2 Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật
Một thỏa thuận có thể được xác minh và tuyên bố là tồn tại ngay cả khi không có chứng cứ trực tiếp, chẳng hạn như một văn bản đã được ký. Hầu hết các thỏa thuận bị xác minh và tuyên bố là vi phạm chống độc quyền ít nhiều dựa trên - thường là chứng cứ gián tiếp. Ví dụ, một cuộc họp của các đối thủ cạnh tranh mà tiếp sau đó mỗi đối thủ cạnh tranh tăng giá của họ có thể là chứng cứ cho thấy các đối thủ cạnh tranh đó đã thống nhất với nhau để cùng tăng giá. Thậm chí việc đề cập đến chủ đề về giá cả trong các cuộc thảo luận với đối thủ cạnh tranh có thể gây ra hậu quả chống độc quyền nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, Vụ Chống độc quyền của Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang giữ quan điểm rằng ngay cả khi sự gợi ý đơn thuần của một đối thủ cạnh tranh cho đối thủ cạnh tranh khác là quá thấp hoặc là cấu trúc giá của đối thủ cạnh tranh khác đang “hủy hoại thị trường”, chứng thực một hành động chống độc quyền - ngay cả khi không có chứng cứ nào khác về một thỏa thuận ấn định giá.
3.3 Xác định giá và các Điều Khoản và Điều Kiện Bán Hàng
Giá của Công ty phải được xác định một cách độc lập, xem xét đến chi phí của Công ty, tình trạng thị trường và các mức giá cạnh tranh khác. Mặc dù giá cạnh tranh có thể là cơ sở hợp pháp để xác định giá của Công ty, nhưng thông tin về giá cạnh tranh phải được lấy từ các danh sách đã công bố được lưu hành thương mại trước đó, hóa đơn hoặc báo giá thu được từ khách hàng hoặc từ các nguồn bên thứ ba khác có được thông tin về giá trước đó từ đối thủ cạnh tranh. Ngay cả trong những trường hợp được phép khác, phương pháp thu thập dữ liệu về giá phải được chứng minh bằng tư liệu để không bị xem là thông tin được lấy trực tiếp từ đối thủ cạnh tranh. Công ty sẽ không tìm kiếm và cũng không chấp nhận các đề nghị về thông tin giá cả từ các đối thủ cạnh tranh.
3.4 Thỏa thuận ấn định giá
Ấn định giá là loại vi phạm chống độc quyền thường xuyên bị truy tố nhất. Nói chung, bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức nào mà hai hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh tăng, giảm, chốt hoặc bình ổn giá sẽ được coi là ấn định giá. Tương tự, bất kỳ sự dàn xếp nào theo đó các đối thủ cạnh tranh ấn định giá mà họ sẽ trả cho nguyên liệu thô là bất hợp pháp. Không quan trọng mục đích là ấn định giá tối đa hay tối thiểu, hay liệu có thỏa thuận về giá cụ thể hay hệ thống tính giá hay không (ví dụ chi phí cộng với một mức tăng giá nhất định, tất cả giá niêm yết F.O.B., một thành phố nhất định, v.v.).
Các hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức bởi hoặc giữa các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả cũng có thể được xem là trái pháp luật. Bao gồm:
a.
Các thỏa thuận không chính thức về các điều khoản bán hoặc mua khác sẽ được cung cấp, chẳng hạn như điều khoản tín dụng hoặc phí vận chuyển.
b.
Sự dàn xếp giữa các đối thủ cạnh tranh để hạn chế sản lượng hoặc năng lực sản xuất bởi vì hậu quả có thể xảy ra là giá cả sẽ tăng lên.
c.
Thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để chỉ định một đại lý bán hàng hoặc đại lý mua hàng độc quyền chung bởi vì điều này có thể cho phép một đại lý đơn lẻ xác định giá cho các sản phẩm cạnh tranh khác.
d.
Các thỏa thuận không chính thức giữa các đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến số lượng hoặc sự xếp đặt giá thầu cạnh tranh.
Ngoài ra, việc trao đổi thông tin với các đối thủ cạnh tranh về giá cả, chi phí hoặc phương pháp định giá là đầy rủi ro. Thật vậy, các cơ quan thực thi hiện hiện nay khẳng định rằng khái niệm ấn định giá bao hàm hành vi được gọi là “truyền tín hiệu” hoặc “song hành có ý thức” đòi hỏi không có sự liên hệ trực tiếp giữa các đối thủ cạnh tranh (ví dụ, một mẫu thông cáo báo chí liên quan đến giá cả trong tương lai).
Giá của Công ty phải được xác định một cách độc lập, dựa trên chi phí, tình trạng thị trường và giá cả cạnh tranh. Mặc dù giá của đối thủ cạnh tranh có thể được xem xét, nhưng chúng chỉ nên được lấy từ các nguồn khác với đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như khách hàng hoặc các nguồn công khai như báo chí và các xuất bản phẩm thương mại.
Khi một đối thủ cạnh tranh đồng thời là khách hàng hoặc nhà cung cấp của Công ty, việc thảo luận hoặc thỏa thuận về giá mà Công ty phải trả hoặc ấn định bởi Công ty nên chỉ giới hạn trong các giao dịch với đối thủ cạnh tranh đó và giới hạn trong các sản phẩm được bán hoặc mua.
Người lao động buôn bán với đối thủ cạnh tranh với tư cách là khách hàng nên cẩn thận để giới hạn tất cả các cuộc thảo luận và thỏa thuận không chính thức chỉ với các chi tiết cụ thể của giao dịch cụ thể.
Chính sách thi hành của Bộ Tư pháp nhằm vào các hình phạt tù trong các vụ án hình sự về ấn định giá. Trong nhiều vụ truy tố, bồi thẩm đoàn được yêu cầu suy luận một thỏa thuận để ấn định giá từ một mẫu cuộc trò chuyện chung giữa các đối thủ cạnh tranh về "tình trạng thị trường", "nhu cầu định giá đáng tin cậy", tác động của "chiết khấu" và các chủ đề tương tự mang một số mối liên hệ về giá.
Theo đó, các hành vi và cuộc trò chuyện mang tính chất gợi ý cho việc thông đồng không phù hợp phải được ngăn chặn. Người lao động có trách nhiệm phải nhạy bén với điều ngụ ý trong lời bình luận của họ và cách chúng có thể được giải thích vượt ra khỏi ngữ cảnh.
3.5 Phân Chia Thị Trường hoặc Phân Bổ Khách Hàng
Các hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức với đối thủ cạnh tranh để phân chia thị trường hoặc phân bổ khách hàng được truy tố gay gắt. Các thỏa thuận này có thể mang bất kỳ trong một số các hình thức, nhưng sau đây là để minh họa:
a.
Sự phân chia thị trường địa lý trong đó một đối thủ cạnh tranh đồng ý không bán ở các lãnh thổ cụ thể để đổi lấy sự đảm bảo từ đối thủ cạnh tranh khác không bán ở các lãnh thổ khác.
b.
Sự phân chia thị trường sản phẩm trong đó một đối thủ cạnh tranh đồng ý hạn chế hoặc ngừng sản xuất để tiếp thị một sản phẩm nhất định, đổi lại sự đồng ý của đối thủ cạnh tranh hạn chế hoặc ngừng sản xuất hoặc tiếp thị sản phẩm khác.
c.
Sự phân chia khách hàng theo đó một đối thủ cạnh tranh đồng ý chỉ bán cho một số người mua được chỉ định nhất định, trong khi đối thủ cạnh tranh kia đồng ý chỉ bán cho những người mua khác.
d.
Các thỏa thuận của các công ty nhằm kiềm chế hành vi cạnh tranh, chẳng hạn như một thỏa thuận không chính thức về việc một công ty sẽ không tham gia vào thị trường địa lý mới hoặc sản xuất một sản phẩm mới để đổi lấy việc công ty khác tránh xa các thị trường địa lý hoặc sản phẩm khác hoặc một sự sắp đặt mà một công ty sẽ không đấu thầu cho việc buôn bán của một khách hàng nếu một công ty khác từ chối đấu thầu việc buôn bán của một khách hàng khác.
Cần phải đặc biệt thận trọng trong các giao dịch mà Công ty là nhà cung cấp hoặc khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các thỏa thuận bán hàng không được hạn chế quyền tự do bán hàng của một bên cho khách hàng hoặc trên thị trường mà mỗi bên có thể lựa chọn độc lập.
3.6 Thỏa thuận Hạn Chế Nguồn Cung, Chất Lượng hoặc Cải Tiến và Các Hoạt Động Kinh Doanh Chung
Bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức nào giữa hai hoặc nhiều người có thể hạn chế sản lượng hàng hóa mà đối thủ cạnh tranh sẽ sản xuất hoặc sẵn có để bán cũng là bất hợp pháp. Tương tự như vậy, bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức nào giữa các đối thủ cạnh tranh có thể ngăn cản sự phát triển công nghệ hoặc hạn chế chất lượng của sản phẩm cũng là bất hợp pháp (ví dụ, bất kỳ thỏa thuận nào nhằm hạn chế chi phí nghiên cứu). Đôi khi có thể chấp nhận được nếu phù hợp về mặt phạm vi và sự ứng dụng, các đề xuất nghiên cứu chung với đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ tiềm năng phải được xem xét bởi cố vấn pháp lý. Tương tự, các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh thiết lập các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn sản phẩm cũng có thể lộ ra những khó khăn và cần được rà soát bởi cố vấn pháp lý khi thích hợp. Các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các hoạt động chung rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng và yêu cầu tất yếu một sự đánh giá về cấu trúc của ngành kinh doanh, vị thế của các bên tham gia trong ngành kinh doanh, mục đích kinh doanh và khả năng có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các hoạt động chung.
3.7 Từ Chối Giao Dịch
Công ty có thể quyết định đơn phương bán hoặc mua từ bất kỳ ai mà Công ty muốn. Tuy nhiên, cần tránh các thỏa thuận không chính thức hoặc thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh để kiềm chế không giao dịch với người mua, thương nhân hoặc nhà cung cấp được chỉ định. Không có bất kỳ sự miễn trừ nào rằng có lý do kinh doanh hợp lý cho việc từ chối chung đối với giao dịch. Ví dụ, thực tế là người mua là một "rủi ro tín dụng" sẽ đem lại cho mỗi nhà cung cấp, hoạt động một cách độc lập, quyền từ chối bán hàng cho anh ta. Tuy nhiên, sẽ là bất hợp pháp nếu một nhóm đối thủ cạnh tranh thực hiện hành động tập thể để tẩy chay người mua. Mỗi công ty phải tự quyết định hành động của mình một cách độc lập.
4.0 HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI VÀ NHÓM XÚC TIẾN
4.1 Rủi ro của Thành Viên trong Hiệp Hội Thương Mại và Nhóm Xúc Tiến
Mặc dù nhiều hiệp hội thương mại và nhóm xúc tiến (“hiệp hội thương mại”) tiến hành các hoạt động hoàn toàn hợp pháp và có lợi cho Công ty, nhưng chúng thường tạo ra rủi ro chống độc quyền vì liên quan đến các cuộc họp giữa các đối thủ cạnh tranh. Điều này là bởi vì các mối liên hệ với đối thủ cạnh tranh xuất hiện trong các bối cảnh như vậy, cả chính thức và không chính thức, kinh doanh và xã hội, có thể dễ dàng bị hiểu sai. Tại mọi thời điểm, người lao động phải nhạy bén với những tác động của các liên hệ với đối thủ cạnh tranh. Việc tham gia vào các hoạt động của hiệp hội thương mại là cơ sở để xác định trách nhiệm chống độc quyền đối với các thành viên hiệp hội thương mại, cả cá nhân và công ty, trong khi các hoạt động này xác minh và tuyên bố là vi phạm luật chống độc quyền. Ví dụ, một số trường hợp chống độc quyền đáng kể đã tập trung vào các hiệp hội thương mại công nghiệp xi măng và các hoạt động được tài trợ bởi các tổ chức đó.
Hầu hết các tổ chức thương mại đều nhận thức đầy đủ về các rủi ro chống độc quyền do tham dự các cuộc họp của hiệp hội thương mại và đã áp dụng các thủ tục được chỉ định để giảm thiểu những rủi ro đó, bao gồm cả việc tham gia cuộc họp cạnh cố vấn chống độc quyền. Người lao động của Công ty được ủy quyền để tham dự các cuộc họp của hiệp hội thương mại chỉ nên tham gia vào những sự kiện được hiệp hội chính thức tài trợ. Ngay cả tại các sự kiện được tổ chức, nếu phát sinh các cuộc thảo luận về giá, thị trường hoặc điều kiện kinh doanh, bạn nên – bằng biện pháp ngoại giao, nhưng kiên quyết - chỉ ra tác động chống độc quyền của các cuộc thảo luận, từ chối cuộc thảo luận theo cách sẽ không để lại sự hoài nghi về sự phản đối của bạn đối với cuộc trò chuyện và rời đi ngay lập tức. Ngoài ra, bạn không nên tham gia vào các cuộc họp không chính thức của các đối thủ cạnh tranh trước, trong hoặc sau bất kỳ cuộc họp của hiệp hội thương mại nào và bạn nên hạn chế giao tiếp với bất kỳ đại diện nào của đối thủ cạnh tranh.
Bất kỳ hành vi nào không phù hợp khi được thực hiện bởi các công ty và đại diện của họ sẽ không trở thành hợp lệ đơn thuần chỉ vì nó xảy ra trong bối cảnh của, hoặc mặt khác chịu chế tài bởi, hiệp hội thương mại. Bạn không được tham gia vào cuộc trò chuyện với đối thủ cạnh tranh liên quan đến các vấn đề kinh doanh chung, bao gồm các chủ đề như xu hướng giá cả, lãnh thổ bán hàng, thị phần, sản phẩm mới, chi phí sản xuất, mức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nếu đối thủ cạnh tranh cố gắng lôi kéo bạn vào một cuộc trò chuyện liên quan đến kinh doanh, bạn nên kiên quyết và dứt khoát từ chối hoặc rút lui khỏi cuộc trò chuyện. Bạn cũng nên thực hiện một báo cáo tiếp theo cho quản lý cấp trên của mình hoặc Bộ phận Pháp lý để có thể thực hiện các bước thích hợp nhằm loại bỏ sự xuất hiện của bất kỳ thỏa thuận nào giữa Công ty và đối thủ cạnh tranh về các chủ đề đang hướng đến.
Các hướng dẫn này áp dụng cho bất kỳ cuộc họp của, hoặc cuộc trò chuyện với, các đối thủ cạnh tranh. Các hướng dẫn này áp dụng cho các cuộc trò chuyện tại bất kỳ sự kiện của hiệp hội thương mại, nhưng cũng áp dụng cho các cuộc họp kinh doanh thường xuyên và các cuộc trò chuyện thân mật trong không gian như quán bar, qua điện thoại, trên sân gôn hoặc trong bữa tối xã giao. Cần phải luôn nhớ rằng bởi vì ngay cả những lời bình luận vô hại nhất cũng có thể bị hiểu nhầm hoặc hiểu sai, nên không có có cuộc trò chuyện nào là cuộc trò chuyện “không chính thức” giữa các đối thủ cạnh tranh.
Người lao động của Công ty nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Công ty thì không được tham dự các cuộc họp của hiệp hội thương mại nơi mà hiệp hội thương mại hoặc cố vấn đặc biệt không tham dự thường xuyên.
4.2 Hoạt Động Hợp Pháp và Cạm Bẫy
Hoạt động hiệp hội thương mại hợp pháp - chẳng hạn như giao tiếp với các cơ quan chính phủ, tham gia vào nghiên cứu hợp tác và quảng bá các sản phẩm của ngành - là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tham gia trực tiếp vào các loại hoạt động này (chẳng hạn như phục vụ trong ủy ban hoặc nhóm đặc trách hoặc nhóm làm việc), bạn nên được chấp thuận trước của quản lý cấp trên và hỏi ý kiến từ Bộ phận Pháp lý. Mặc dù rất nhiều công việc của hiệp hội thương mại là hợp pháp, nhưng các hoạt động như chứng nhận sản phẩm, thiết lập tiêu chuẩn và các nỗ lực liên quan đến chính trị và pháp lý có thể làm nảy sinh các vấn đề nhạy cảm cần được rà soát theo pháp luật. Tương tự, một hiệp hội thương mại có thể thực hiện và yêu cầu các thành viên của mình tham gia vào một chương trình thu thập và chia sẻ thông tin thống kê. Nếu được tiến hành đúng cách, các chương trình này là hợp pháp. Tuy nhiên, vì chúng liên quan đến việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các đối thủ cạnh tranh, các trao đổi đó phải được giới hạn ở một số loại thông tin nhất định và phải có các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc mục đích hoặc hệ quả chống cạnh tranh. Không tham gia - hoặc cam kết Công ty tham gia - vào một chương trình trao đổi dữ liệu cho đến khi chương trình đã được quản lý cấp trên của bạn và Bộ phận Pháp lý cho phép.
4.3 Các Yếu Tố Cần Xem Xét Trước Khi Tham Gia Một Hiệp Hội Thương Mại
Chỉ có thể tham gia các hiệp hội thương mại khi hiệp hội này khuyến khích bằng các mục đích kinh doanh hợp pháp và có ích. Việc xem xét cụ thể sẽ được đưa ra đối với loại hình hiệp hội, mục tiêu, quy chế tư cách hội viên, lịch sử, hoạt động và phương pháp hoạt động. Người lao động của Công ty phải tham khảo ý kiến của Bộ phận Pháp lý trước khi gửi số liệu thống kê của Công ty hoặc thông tin khác cho bất kỳ hiệp hội thương mại mới nào. Người lao động của Công ty tham gia phải lưu giữ hồ sơ về việc họ tham dự các hoạt động của hiệp hội thương mại và bản chất chung của các chủ đề được thảo luận tại bất kỳ cuộc họp nào có đại diện của đối thủ cạnh tranh tham gia vào.
5.0 QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
5.1 Lựa Chọn Độc Lập
Theo nguyên tắc chung, Công ty được tự do lựa chọn khách hàng của riêng mình, nhưng phải thực hiện việc này một cách độc lập. Người lao động của Công ty sẽ không được xác lập bất kỳ thỏa thuận không chính thức nào, bao gồm “thỏa thuận miệng” hoặc thỏa thuận ngầm, với đối thủ cạnh tranh, khách hàng hoặc một bên khác để thực hiện hoặc hạn chế việc kinh doanh với bên thứ ba. Các nguồn tín dụng không mang tính cạnh tranh bình thường và thông thường, chẳng hạn như một văn phòng tín dụng, có thể được tham vấn để đưa ra quyết định độc lập để giao dịch với hoặc không giao dịch với một công ty khác. Tuy nhiên, luôn phải tránh việc tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào với đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng để hạn chế cạnh tranh.
5.2 Từ Chối Thực Hiện Kinh Doanh
Tương tự như vậy, về nguyên tắc Công ty có quyền từ chối kinh doanh với một công ty khác nếu họ muốn. Tuy nhiên, việc từ chối mua hàng từ một nhà cung cấp cụ thể hoặc bán cho một khách hàng tiềm năng để buộc nhà cung cấp hoặc khách hàng đó phải ký một thỏa thuận vi phạm luật chống độc quyền là bất hợp pháp. Một tình huống như vậy có thể nảy sinh khi từ chối bán hàng cho khách hàng trừ khi họ đồng ý mua tất cả lượng hàng sẵn có của một loại hàng hóa nhất định từ người bán. Vì việc từ chối giao dịch thường dẫn đến việc tố tụng, bạn nên tham khảo ý kiến của quản lý cấp trên và Bộ phận Pháp lý trước khi Công ty từ chối bán hàng cho bất kỳ khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng nào (cho dù Công ty có kinh doanh với bên đó trong quá khứ hay không) trừ trường hợp việc từ chối giao dịch chỉ dựa trên cân nhắc về tình trạng tín dụng. Trong những trường hợp mà việc từ chối giao dịch chỉ dựa trên những cân nhắc về tình trạng tín dụng, cần phải lập một biên bản ghi rõ lý do cho những quyết định đó.
Mặc dù Công ty có quyền đưa ra các quyết định đơn phương liên quan đến việc lựa chọn và chấm dứt với những người mà Công ty muốn hợp tác kinh doanh, nhưng một khi mối quan hệ của khách hàng hoặc nhà cung cấp được tạo ra, việc chấm dứt hoặc thậm chí bị đe dọa chấm dứt mối quan hệ hiện tại, thường đưa ra một mối đe dọa nghiêm trọng về chống độc quyền, cũng như vụ kiện về hành động sai trái và hợp đồng. Theo đó, luôn phải tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý trước khi chấm dứt hoặc “đe dọa” chấm dứt bất kỳ mối quan hệ hiện có nào như vậy, trừ khi: (a) có lý do đáng tin cho việc chấm dứt; (b) Giám đốc Tài chính của Công ty đã chấp thuận việc chấm dứt hợp đồng; và (c) trước đây không có mối đe dọa hoặc “lời gợi ý” nào về việc chấm dứt, ngoài những cảnh báo hợp pháp liên quan đến việc không tuân thủ các tiêu chí khách quan.
5.3 Bán Hàng Hóa
Sản phẩm của Công ty phải được bán dựa trên giá trị của chúng. Bạn không nên đặt điều kiện bán bất kỳ sản phẩm nào của Công ty căn cứ vào việc khách hàng mua sản phẩm của Công ty khác hoặc mua sản phẩm của bất kỳ công ty nào khác hoặc khách hàng không mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Không thỏa thuận nào trong đó yêu cầu khách hàng mua tất cả hoặc một phần đáng kể thuộc nhu cầu của mình từ Công ty có thể được xác lập trước khi tham khảo ý kiến quản lý cấp trên của bạn và Bộ phận Pháp lý.
Một ví dụ dễ thấy là trường hợp của một thỏa thuận bán kèm. Một thỏa thuận bán kèm xảy ra khi một nhà sản xuất có vị thế thị trường vững chắc đối với một sản phẩm đưa ra điều kiện bán sản phẩm đó theo thỏa thuận với người mua để mua (các) sản phẩm khác mà người mua có thể không muốn. Tương tự, việc sử dụng sự ảnh hưởng của một sản phẩm có nguồn cung khan hiếm hoặc có chất lượng duy nhất để thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm bổ sung là rất rủi ro. Bản chất của hành vi phạm tội là sự yêu cầu khách hàng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ không muốn để có được thứ mà họ muốn mua. Việc thực hiện phương thức bán kèm mà không được quản lý cấp cao đánh giá cẩn thận là vi phạm chính sách của Công ty.
5.4 Giá Bán Lại và Khu Vực Tiếp Thị
Người lao động của Công ty sẽ không xác lập bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận không chính thức nào, bao gồm “thỏa thuận miệng” hoặc thỏa thuận ngầm, liên quan đến giá bán lại hoặc các điều khoản và điều kiện bán lại sản phẩm của khách hàng. Không có sự khác biệt cho dù thỏa thuận hoặc thỏa thuận không chính thức nhằm vào việc bán với giá cao hơn, bằng hoặc thấp hơn.
Như một vấn đề về chính sách bán hàng của công ty, Công ty không gợi ý hoặc đề xuất giá bán lại và thường không thiết lập bất kỳ lãnh thổ riêng biệt nào cho khách hàng của mình – bất kỳ sự sắp đặt như vậy phải được cố vấn pháp lý xem xét trước. Những loại chính sách này sẽ phải được lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để tránh các vấn đề về chống độc quyền. Do đó, vì vấn đề của chính sách Công ty và để tránh các vấn đề về chống độc quyền, bạn không nên gây áp lực, đe dọa, ép buộc hoặc đề nghị khách hàng bán sản phẩm của mình với một mức giá cụ thể hoặc bán vào một khu vực được chỉ định hoặc chỉ cho những khách hàng cụ thể.
Các khiếu nại của khách hàng được gửi đến Công ty về các hoạt động tiếp thị của một khách hàng khác phải được báo cáo ngay cho ban giám đốc hoặc Bộ phận Pháp lý. Bạn không nên giao tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản với khách hàng về các hoạt động như vậy mà không có sự tham vấn trước của quản lý cấp trên và Bộ phận Pháp lý của bạn.
5.5 Hành vi ép buộc
Có thể hiểu rằng Công ty muốn khách hàng mua hàng của chúng ta chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, luật chống độc quyền được thiết kế để bảo vệ “sự cạnh tranh”, không phải đối thủ cạnh tranh riêng lẻ. Nếu một hành vi tước đi cơ hội của một trong các đối thủ cạnh tranh của Công ty để cạnh tranh về giá trị - dựa trên giá cả hoặc chất lượng sản phẩm của họ - thì hành vi đó có thể là bất hợp pháp. Đặt điều kiện việc bán một sản phẩm mà khách hàng cần hoặc muốn căn cứ vào việc khách hàng mua một sản phẩm khác mà họ có thể không cần hoặc không muốn, có thể được hiểu là một thỏa thuận mua kèm bất hợp pháp. Một ví dụ khác là sự đe dọa một khách hàng rằng Công ty sẽ không bán cho khách hàng đó nếu họ tiếp tục mua bất kỳ phần nào trong nhu cầu của họ từ một nhà cung cấp khác. Nếu sau đó khách hàng giảm mua hàng từ nhà cung cấp khác, thì sự đe dọa và sự đồng ý có thể được hiểu là một thỏa thuận từ chối giao dịch với nhà cung cấp khác và hành vi vi phạm luật chống độc quyền được cho rằng tồn tại.
Mặt khác, có thể hình dung rằng thỉnh thoảng một khách hàng của Công ty, đặc biệt là một khách hàng lớn, có thể cố gắng đạt được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách đe dọa chuyển đổi nhà cung cấp hoặc cắt giảm mua hàng từ chúng ta trừ khi chúng ta ngừng bán cho một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh của họ, hoặc chỉ bán ở một mức giá hoặc theo các điều khoản và điều kiện khác kém thuận lợi hơn.
Sự đồng ý với “sự thuyết phục” như vậy có thể được hiểu là một thỏa thuận bất hợp pháp và do đó, tất cả các trường hợp với chiến thuật như vậy phải được người lao động của Công ty báo cáo cho quản lý cấp trên và Bộ phận Pháp lý của mình.
Chính sách bán hàng công ty của chúng ta là Công ty luôn đưa ra các quyết định đơn phương liên quan đến việc Công ty sẽ bán hàng cho ai và sẽ bán với các điều khoản và điều kiện thế nào. Để thực hiện chính sách này và để tránh bất kỳ điều ngụ ý về việc Công ty đã xác lập thỏa thuận với một trong những khách hàng của mình để bán cho khách hàng khác chỉ với những điều kiện kém thuận lợi hơn, bạn phải bỏ qua những loại nỗ lực này này nếu có. Bất kỳ nỗ lực nào của khách hàng để “thuyết phục” bạn đều phải được xử lý — bằng biện pháp ngoại giao nhưng kiên quyết - bằng cách làm rõ rằng chính sách của chúng ta là luôn quyết định độc lập đối với người mua và về điều khoản mua bán trong việc bán sản phẩm của mình.
5.6 Phân biệt giá
Đạo luật Robinson-Patman thường cấm bán các sản phẩm của cùng một Công ty với các mức giá khác nhau hoặc với các điều khoản, dịch vụ hoặc hoa hồng khác nhau cho những khách hàng khác nhau trong đó họ cạnh tranh hoặc khách hàng của họ cạnh tranh trong việc phân phối sản phẩm của Công ty.
Mặc dù Đạo luật Robinson-Patman đưa ra một số biện pháp bảo vệ đối với việc phân biệt giá, chỉ biện pháp bảo vệ thiết thực thường có thể dùng được là biện pháp bảo vệ “cuộc họp cạnh tranh”. Biện pháp bảo vệ này cho phép Công ty tính giá thấp hơn cho một khách hàng (hoặc đưa ra các điều khoản và điều kiện bán hàng có lợi hơn) để đáp ứng mức giá hoặc các điều khoản và điều kiện mà đối thủ cạnh tranh cung cấp cho khách hàng đó. Để đủ điều kiện áp dụng biện pháp bảo vệ này, Công ty phải có sự tin tưởng thiện chí rằng một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty đang cung cấp cho khách hàng đó một mức giá tốt hơn hoặc các điều khoản và điều kiện bán hàng có lợi hơn.
Một sự tin tưởng thiện chí đòi hỏi một số bằng chứng xác đáng rằng một mức giá tốt hơn hoặc các điều khoản có lợi hơn đã được đưa ra trên thực tế. Loại bằng chứng tốt nhất là hóa đơn thực tế hoặc tài liệu khác của đối thủ cạnh tranh cho thấy mức giá hoặc các điều khoản khác ưu đãi hơn. Nếu khách hàng từ chối cung cấp bằng chứng bằng văn bản, bạn có thể được quyền dựa vào các bằng chứng khác, chẳng hạn như tuyên bố bằng văn bản của khách hàng hoặc kiến thức phổ thông của bạn về các điều kiện trên thị trường, với điều kiện là chúng hỗ trợ cho quan điểm của khách hàng. Bạn có thể cân nhắc khi quyết định xem liệu bằng chứng xác đáng về việc có tồn tại giá ưu đãi hơn hay không, mức độ bạn hiểu khách hàng và đánh giá của bạn về tính trung thực của khách hàng. DÙ TRONG BẤT KỲ TÌNH HUỐNG NÀO BẠN KHÔNG NÊN LIÊN HỆ VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐỂ XÁC NHẬN SỰ TỒN TẠI CỦA GIÁ ƯU ĐÃI HƠN HOẶC CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CHO KHÁCH HÀNG.
5.7 Đảm bảo và tuyên bố
Luật chống độc quyền không đặt ra cho Công ty một nghĩa vụ khẳng định để giúp cho sự cạnh tranh thành công của bất kỳ khách hàng nào. Bạn nên hết sức thận trọng khi thực hiện tuyên bố với khách hàng vì nó có thể trở thành cơ sở để khách hàng khẳng định rằng Công ty có nghĩa vụ đảm bảo sự thành công trong việc buôn bán của khách hàng để khiến khách hàng đó mua hàng của chúng ta.
Những từ có thể ngụ ý những nghĩa vụ như vậy - chẳng hạn như "chúng tôi sẽ giúp bạn cạnh tranh" hoặc "bạn sẽ nhận được giá tốt nhất trên thị trường" - tuyệt đối nên tránh. Mặc dù chỉ những loại tuyên bố này không tạo ra bất kỳ trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn nào theo luật chống độc quyền, nhưng chúng có thể khiến Công ty bị khởi kiện vì sự vi phạm hợp đồng hoặc cho việc vi phạm trong cách diễn giải chúng nếu khách hàng trên thực tế không nhận được “giá tốt nhất” mà Công ty đã đưa ra trên thị trường. Những tuyên bố như thế này có thể cung cấp cho khách hàng cách để chuyển việc cạnh tranh hoặc sự thất bại trong việc buôn bán của mình - bất kể nguyên nhân là gì - cho Công ty bằng cách kiện tụng. Bạn nên thông báo cho quản lý cấp trên nếu có bất kỳ khách hàng nào liên tục phàn nàn rằng họ bị đối xử không công bằng hoặc khách hàng khác đang nhận được mức giá tốt hơn hoặc các điều khoản ưu đãi khác.
5.8 Rủi ro do Sự Bất Cẩn và Sự Xuất Hiện Không Phù Hợp
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, điều quan trọng là phải tránh không chỉ các vi phạm chống độc quyền thực tế mà còn cả những hành vi đơn thuần có hoặc có thể bất hợp pháp theo luật chống độc quyền. Ví dụ, người lao động của Công ty phải tránh có mặt trong các cuộc thảo luận có tính chất không phù hợp, và phải ngay lập tức và dứt khoát rút khỏi các cuộc thảo luận đó khi chúng phát sinh. Ngoài ra, các thông báo hoặc thư từ không được thực hiện một cách lén lút hoặc giấu giếm.
Các nguồn thông tin cạnh tranh của Công ty và cơ sở cho các quyết định kinh doanh của Công ty cần được chứng minh bằng tư liệu. Cần tránh sự hiểu nhầm và lời nói ám chỉ và khi phát hiện ra thì phải chỉnh sửa ngay. Người lao động của công ty nên ghi chép cẩn thận chính xác những gì đã diễn ra và không sử dụng các từ không rõ ràng có thể mang ý nghĩa hoặc hàm ý không cố ý và không thích hợp. Các tài liệu của Công ty, cũng như các hồ sơ cá nhân của bất kỳ cá nhân người lao động nào, có thể bị đưa ra trước tòa án và bị đưa ra phân tích chuyên sâu bởi các cơ quan chính phủ hoặc các đương sự cá nhân.
Ngay cả chính sách tuân thủ chống độc quyền tốt nhất và được tuân thủ nghiêm ngặt nhất cũng có thể bị thất bại do bắt nguồn từ sự bất cẩn đối với các tài liệu tạo nên cảm tưởng sai lầm rằng hành vi không phù hợp đã xảy ra.
Ví dụ, một tài liệu thảo luận về định giá của một đối thủ cạnh tranh đề cập đến "Luật chơi" có thể có ý nghĩa hoàn toàn vô hại - nhưng có thể dễ dàng được hiểu như ngầm nói rằng các quyết định về giá được đưa ra theo “Luật chơi” đã được thống nhất bởi các đối thủ cạnh tranh. Tương tự, báo cáo về việc “đối thủ cạnh tranh XYZ đã tuyên bố một dự định nhằm tăng giá trên thị trường Baton Rouge” có thể tạo nên cảm tưởng rằng bạn đã tìm hiểu về thông tin này một cách trực tiếp từ đối thủ cạnh tranh. Bởi vì chính sách của Công ty cấm việc thảo luận như vậy với các đối thủ cạnh tranh, nguồn thông tin này trên thực tế nên từ một bên thứ ba. Đúng hơn, báo cáo nên cho thấy danh tính của nguồn thông tin, như “theo khách hàng ABV của chúng tôi, đối thủ cạnh tranh XYZ của chúng tôi đã tuyên bố một dự định nhằm tăng giá trên thị trường Baton Rouge.”
Tránh sử dụng các từ ngữ trên các hồ sơ giấy có thể gây hiểu nhầm. Không đề xuất hoặc trực tiếp hủy hồ sơ sau khi nó đã được đọc. Việc này tạo cảm giác rằng hành động được mô tả trong hồ sơ đó là không phù hợp bằng cách này hay cách khác. Không phóng đại hoặc bày tỏ kết luận rằng hành động nào đó là bất hợp pháp hoặc vô đạo đức. Không phóng đại vị trí của Công ty trên thị trường. Các tuyên bố như "chúng tôi thống trị" hoặc "chúng tôi có quyền kiểm soát" cạnh tranh hoặc trên thị trường gây nên những suy luận không mong muốn - cho dù chúng có chính xác hay không. Các hồ sơ nên khách quan và đầy đủ, và bạn nên luôn tránh sử dụng ngôn ngữ gây hiểu lầm và nhiều nghĩa.
5.9 Việc Điều Tra và Tố Tụng của Chính Phủ
Chính sách của Công ty là phối hợp với mỗi yêu cầu hợp lý của các nhà điều tra liên bang và tiểu bang đang tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của Công ty để thực thi chống độc quyền, hoặc các mục đích khác. Đồng thời, Công ty có quyền đối với tất cả các biện pháp bảo vệ được pháp luật quy định vì lợi ích của những người bị điều tra, bao gồm sự đại điện của luật sư nói riêng. Do đó, nếu bất kỳ chính phủ hoặc cơ quan riêng biệt nào, bao gồm Bộ Tư pháp, Ủy ban Thương mại Liên bang, Cục Điều tra Liên bang, hoặc bất kỳ cơ quan nhà nước nào tương tự, cũng như bất kỳ cơ quan chính phủ hoặc cá nhân điều tra viên nước ngoài nào yêu cầu một cuộc gặp riêng với người lao động của Công ty, yêu cầu dữ liệu hoặc bản sao của tài liệu hoặc yêu cầu quyền truy cập vào các hồ sơ, người đại diện nên được thông báo rằng Công ty không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố nào hoặc cung cấp bất kỳ thông tin nào cho đến khi vấn đề được chuyển đến cố vấn pháp lý của Công ty để được hướng dẫn. Tất cả các yêu cầu, bằng văn bản hoặc bằng miệng, phải được báo cáo cho cố vấn ngay lập tức. Cố vấn sẽ đưa ra lời tư vấn về việc phản hồi phù hợp.
6.0 6.0 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Để đảm bảo việc tuân thủ cả câu chữ và tinh thần của luật chống độc quyền, tất cả người lao động nhận được Chính sách Tuân thủ Chống độc quyền này và các Hướng Dẫn Tuân thủ Chống độc quyền được yêu cầu để thực hiện các nội dung sau:
a.
Nghiên cứu kỹ Chính sách và các Hướng Dẫn này, và xem xét chúng ít nhất là trên cơ sở hàng năm.
b.
Tìm lời tư vấn từ cố vấn pháp lý bất cứ khi nào bạn nghi ngờ một tình huống cụ thể có thể gây ra vấn đề theo luật chống độc quyền.
c.
Không bao giờ thực hiện bất kỳ hành vi nào không phù hợp với luật chống độc quyền, Chính sách hoặc các Hướng Dẫn này; không chỉ đạo, cho phép hoặc dung túng cho những hành vi trên được thực hiện bởi bất kỳ người nào khác.
d.
Báo cáo kịp thời cho ban quản lý về các vi phạm đã biết hoặc nghi ngờ trong luật chống độc quyền, Chính sách hoặc các Hướng Dẫn này, bất kể người vi phạm đó là người lao động của Công ty (ở mức tối đa có thể, tên của người lao động báo cáo thông tin sẽ được giữ bí mật).
7.0 CÁC HÌNH PHẠT CỦA CÔNG TY
Bởi vì không có cái gọi là vi phạm “nhỏ” trong luật chống độc quyền, một hành vi cố ý vi phạm có thể dẫn đến hình phạt nghiêm khắc nhất mà Công ty có thể áp dụng – sa thải ngay lập tức. Trong trường hợp hiếm hoi mà vi phạm có thể là do thiếu kinh nghiệm hoặc có thể tha lỗi được do thiếu thông tin, hành động sửa sai để không bị sa thải có thể được chấp nhận.
Hành động kỷ luật sẽ không chỉ được thực hiện đối với những cá nhân cho phép hoặc tham gia vào vi phạm trực tiếp mà còn được thực hiện đối với bất kỳ người lao động nào khác có thể cố ý và có bàn bạc kỹ lưỡng để giữ lại thông tin liên quan và quan trọng về việc vi phạm và trong các trường hợp cá biệt thích hợp, chống lại quản lý cấp trên của người vi phạm (trong phạm vi các trường hợp vi phạm phản ánh khả năng lãnh đạo không đủ hoặc thiếu sự cẩn trọng).
8.0 TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN
Nếu bạn nhớ và tuân theo các điểm chính của Chính sách Tuân thủ Chống độc quyền và các Hướng dẫn này, khả năng có thể vi phạm luật chống độc quyền sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể:
a.
Luôn luôn xác định giá của một đối thủ cạnh tranh một cách đơn phương và chỉ từ nguồn của bên thứ ba hợp pháp.
b.
Không xác lập bất kỳ hợp đồng, thỏa thuận không chính thức hay cuộc thảo luận với đối thủ cạnh tranh liên quan đến giá, chiết khấu, hoa hồng, điều khoản bán hàng, chi phí, lựa chọn hoặc phân bổ khách hàng, lãnh thổ, thị trường, hạn chế sản xuất, thông tin cạnh tranh hoặc đấu thầu công việc.
c.
Chỉ tham gia vào các hoạt động hiệp hội thương mại phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp và xứng đáng. Không tham dự các cuộc họp với đối thủ cạnh tranh trong đó giá cả hoặc bất kỳ chủ đề nào được liệt kê trong 8.0b được thảo luận. Rời khỏi cuộc họp nếu những chủ đề này xuất hiện và trong chừng mực bạn đã tham gia cuộc đàm luận mà nó bắt đầu chuyển trọng tâm sang các chủ đề này, ngay lập tức từ bỏ cuộc đàm luận và rút khỏi cuộc đàm luận.
d.
Luôn luôn lựa chọn khách hàng một cách độc lập. Thực hiện cẩn thận và phán đoán tốt khi từ chối bán hàng cho khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng và liên hệ với bộ phận pháp lý nếu bất kỳ hành động hoặc quyết định nào có vẻ đáng ngờ.
e.
Không đặt ra điều kiện bán bất kỳ sản phẩm nào dựa trên việc mua sản phẩm khác của khách hàng.
f.
Không xác lập bất kỳ hợp đồng, thỏa thuận không chính thức hoặc cuộc thảo luận với khách hàng hoặc nhà cung cấp liên quan đến giá bán lại.
g.
Liên hệ với bộ phận pháp lý trước khi xác lập bất kỳ hợp đồng, thỏa thuận không chính thức hoặc cuộc thảo luận nào với khách hàng hoặc nhà cung cấp liên quan đến bất kỳ sự hạn chế nào trên thị trường theo lãnh thổ cho sản phẩm của khách hàng hoặc của chúng ta.
h.
Không ép buộc khách hàng kiềm chế việc mua hàng từ nhà cung cấp khác.
I.
Luôn thu thập thông tin về giá cạnh tranh từ các danh mục, hóa đơn hoặc báo giá công khai được cung cấp bởi khách hàng hoặc các nguồn không cạnh tranh khác.
j.
Luôn cẩn trọng và khách quan và chính xác trong việc chuẩn bị các hồ sơ, thư từ, thông báo điện tử, tệp máy tính hoặc các tài liệu khác.
k.
Nếu gặp phải mức giá cạnh tranh được đề nghị cho khách hàng, hãy ghi lại cơ sở để bạn tin tưởng rằng khách hàng đã được báo giá có lợi hơn bởi một trong những đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Tuy nhiên, không được liên hệ với đối thủ cạnh tranh để xác minh mức giá tốt hơn này.
Chính sách và các Hướng Dẫn này được định hướng để công bố chính sách của Công ty về tuân thủ chống độc quyền và như một sự hỗ trợ để giúp đỡ người lao động thực hiện nghĩa vụ của họ liên quan tới mục tiêu quan trọng này. Nghĩa vụ theo luật áp dụng cho mỗi người lao động cũng như Công ty. Trách nhiệm của mỗi người lao động gồm: cảnh giác với các tình huống có biểu hiện về rủi ro về chống độc quyền, hiểu biết về chính sách của chúng ta và tìm kiếm sự gtuw vấn của cố vấn pháp lý khi có bất kỳ nghi ngờ nào về tính hợp pháp của bất kỳ hành động nào. Việc hoàn thành những trách nhiệm này là cơ sở để thực hiện tốt công việc của mỗi người lao động. Không có mục tiêu thương mại nào quan trọng hơn việc tuân thủ luật pháp.
PHỤ LỤC CÁC NGUYÊN TẮC
9.0 TÓM TẮT CÁC ĐIỀU KHOẢN LUẬT ĐỊNH
Các luật chống độc quyền chính của liên bang:
9.1 Mục 1 Đạo luật Sherman, mục này cấm “[các] hợp đồng, sự liên kết dưới hình thức sự ủy thác hoặc hình thức khác, hoặc sự thông đồng, trong việc hạn chế thương mại hoặc buôn bán…”
Mục 1 Đạo luật Sherman cấm các hợp đồng, sự liên kết và thông đồng trong việc hạn chế thương mại. Việc cố gắng để hạn chế việc định giá tự do cho các sản phẩm cạnh tranh ('ấn định giá') thường được thực hiện theo luật này. Mặc dù quy định này yêu cầu sự tham gia của hai hoặc nhiều bên, nhưng nguyên đơn không phải chứng minh rằng các bên đã chính thức đồng ý với hoạt động bị cáo buộc để thắng vụ kiện của mình. Thật vậy, cam kết có ý thức của hai hoặc nhiều bên để đạt được một mục tiêu bất hợp pháp có thể là tất cả những gì cần thiết để lập nên sự thông đồng vi phạm Đạo luật này. Sự tồn tại của sự thông đồng thường có thể được lập nên từ các chứng cứ gián tiếp.
Mục 1 đã được giải thích bởi các tòa án rằng cấm chỉ những thỏa thuận “quá mức” hoặc “không hợp lý” hạn chế thương mại hoặc buôn bán giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, một số thỏa thuận nhất định được xem là không thể biện hộ được trong bất kỳ trường hợp nào đến mức chúng được cho là không hợp lý và do đó, là bất hợp pháp. Thông thường được xem là vi phạm theo một cách cụ thể, chúng là các thỏa thuận sau đây giữa các đối thủ cạnh tranh: ấn định giá, phân bổ thị trường, hạn chế nguồn cung và tẩy chay. Thêm nữa, các thỏa thuận mua kèm có thể được xem là bất hợp pháp. Ngoài ra, các loại hành vi kinh doanh khác có thể bị coi là hạn chế thương mại “không hợp lý” và do đó, là bất hợp pháp theo Mục 1, tùy thuộc vào các sự kiện và hoàn cảnh xung quanh. Những hành vi này được hiểu theo trường hợp “nguyên tắc lập luận hợp lý” và các ví dụ là sự từ chối thỏa thuận giao dịch mua bán và giao dịch đối ứng.
9.2 Mục 2 của Đạo luật Sherman, cấm độc quyền, cố gắng để độc quyền và liên kết hoặc thông đồng để độc quyền bất kỳ phần nào trong thương mại hoặc buôn bán.
Độc quyền đòi hỏi sự sở hữu quyền lực để kiểm soát giá cả, khiến cho đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, hoặc ngăn cản họ tham gia thị trường. Chỉ sự hữu nhỏ quyền lực như vậy không phải là vi phạm. Luật pháp can thiệp chỉ khi quyền lực độc quyền đạt được hoặc duy trì thông qua việc lạm dụng quyền lực. Nỗ lực để độc quyền có thể được thực hiện bởi một công ty không có quyền lực độc quyền. Hành vi phạm tội liên quan đến cả mục đích độc quyền thị trường và một nỗ lực cụ thể để đạt được mục đích như vậy. Nếu nỗ lực được tham gia bởi hai hoặc nhiều bên liên quan, nó trở thành một sự liên kết hoặc thông đồng để độc quyền.
Không thể liệt kê tất cả các hoạt động kinh doanh có thể cấu thành nên một vụ độc quyền hoặc nỗ lực độc quyền. Tuy nhiên, trong số các hoạt động như vậy, có: (1) giảm giá mạnh hoặc bán hàng dưới giá thành trong một khu vực thị trường hạn chế nhằm mục đích phá hoại một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh địa phương hoặc đối thủ cạnh tranh trong khu vực hoặc các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường liên quan; (2) một nỗ lực có hệ thống nhằm loại trừ các sản phẩm cạnh tranh khỏi thị trường bằng các thỏa thuận độc quyền, tẩy chay, thỏa thuận mua kèm hoặc các chiến thuật “quyền lực” khác; (3) mua lại hoặc tập hợp các khối bằng sáng chế để “loại bỏ” các đối thủ cạnh tranh; (4) công bố sớm các sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường trong tương lai và do đó cản trở đối thủ cạnh tranh bán các sản phẩm hiện có; (5) quấy rối đối thủ cạnh tranh với lời đe dọa về các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế; và (6) hạn chế đối thủ cạnh tranh tiếp cận với nguyên liệu thô.
9.3 Mục 3 của Đạo luật Clayton, cấm các hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện người mua không được mua bán hàng hóa với đối thủ cạnh tranh của người bán mà hiệu lực của hợp đồng đó về cơ bản có thể làm giảm cạnh tranh hoặc có xu hướng tạo độc quyền.
9.4 Đạo luật Robinson-Patman, cấm phân biệt đối xử về giá giữa các người mua khác nhau của hàng hóa có giá trị và chất lượng tương tự mà ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử đó về cơ bản có thể làm giảm bớt sự cạnh tranh hoặc có xu hướng tạo ra độc quyền hoặc gây tổn hại, phá hủy hoặc ngăn cản cạnh tranh với bất kỳ người nào chấp nhận hoặc cố ý nhận lợi ích của sự phân biệt đối xử đó, hoặc với khách hàng của một trong hai người, ngoại trừ trường hợp bất kỳ sự chênh lệch nào có thể hợp lý về chi phí hoặc được thực hiện một cách thiện chí để đáp ứng với giá của đối thủ cạnh tranh.
Sự phân biệt về giá có thể xảy ra khi các khách hàng cạnh tranh nhau bị tính các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá hoặc hàng hoá tương tự về giá trị và chất lượng. Để vi phạm Mục 2 (a), việc định giá có phân biệt đối xử phải dẫn đến sự tổn hại do cạnh tranh cho một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng bị ghét bỏ. Hàng hóa có giá trị và chất lượng tương tự thường có các đặc tính vật lý và hóa học về cơ bản tương tự nhau. Sự phân biệt về giá trị và chất lượng tương tự không thể bị phá vỡ dựa trên các khác biệt không đáng kể của sản phẩm.
Tuy nhiên, có một số biện pháp bảo vệ có thể thực hiện được đối với sự phân biệt đối xử về giá, bao gồm: (a) chứng minh chi phí là đúng; (b) cạnh tranh phù hợp; (c) thay đổi hoàn cảnh; và (d) chiết khấu chức năng.
Mục 2(f) cấm trong một số trường hợp nhất định người mua yêu cầu giá phân biệt đối xử từ nhà cung cấp. Nếu người mua biết hoặc có đủ thông tin về thị trường để biết rằng mức giá mà họ đưa ra hoặc nhận được thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của họ có thể có được từ cùng một nhà cung cấp cho cùng một loại hàng hóa cơ bản và nếu giá thấp hơn ảnh hưởng bất lợi đến cạnh tranh và không có lý do nào được nêu ở trên có thể được chứng minh là tồn tại, người mua đã vi phạm Mục 2 (f) Đạo luật Robinson- Patman.
Mục 2(a) Đạo luật Robinson-Patman cũng cấm một số trường hợp nhất định giá phân biệt đối xử hướng đến tổn hại đối thủ cạnh tranh hoặc khiến họ mất việc kinh doanh. Bán hàng dưới chi phí biến đổi trung bình thường được coi là giá thấp bất hợp lý.
9.5 Mục 5 Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên Bang cấm “các phương pháp cạnh tranh không lành mạnh” và “các hành động hoặc hành vi không công bằng hoặc dối trá”. Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang bao quát hơn Đạo luật Sherman và Clayton. Sau đây là các ví dụ về các hành vi bị cấm theo phạm vi rộng của Đạo luật này khi tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ:
(1) quấy rối đối thủ cạnh tranh bằng sự hỏi giá không có thực hoặc các vụ kiện vô căn cứ; (2) gây ra sự vi phạm hợp đồng giữa đối thủ cạnh tranh và khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ; (3) giả mạo sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thu thập và phá hủy danh mục hoặc tài liệu bán hàng của đối thủ cạnh tranh; (4) trộm cắp hoặc chiếm đoạt bí mật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; (5) chê bai đối thủ cạnh tranh hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của họ bằng cách so sánh sai, không chính xác hoặc dối trá với họ, hoặc bằng cách trình bày sai về năng lực hoạt động hoặc tình trạng tài chính hối lộ hoặc đút lót thương mại; (6) ép buộc hoặc đe dọa khách hàng hoặc nhà cung cấp; (7) giao hàng cho khách hàng không đặt hàng, hoặc thay thế hàng hóa khác với hàng đã đặt mà không có sự đồng ý của khách hàng; (8) dán nhãn hiệu sai sản phẩm hoặc dịch vụ; (9) chuyển các sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty thành sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty khác; (10) mô phỏng quảng cáo, tên hoặc nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh; (11) quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc trình bày vô căn cứ liên quan đến các sản phẩm của chính công ty; (12) không tiết lộ nguồn gốc nước ngoài của sản phẩm; và (13) giá "đặt trước" quá cao.
Các luật chống độc quyền áp dụng rộng rãi cho các hoạt động diễn ra bên ngoài Hoa Kỳ, cho dù cá nhân hoặc công ty tham gia có quốc tịch Hoa Kỳ hay không. Mặc dù có những giới hạn đối với việc áp dụng luật chống độc quyền bên ngoài lãnh thổ, nhưng chúng không rõ ràng đến mức có thể cho rằng, nếu không có lời tư vấn của luật sư ở chiều hướng ngược lại, các luật chống độc quyền sẽ áp dụng cho các giao dịch và hoạt động quốc tế. Nhìn chung, các giao dịch có một số tác động đáng kể, mặc dù nhỏ, đối với bất kỳ ngành thương mại nội địa nào sẽ phải tuân theo luật chống độc quyền.
Các luật chống độc quyền của 50 tiểu bang cũng có thể có tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty và tạo cơ sở cho trách nhiệm pháp lý. Nhiều luật tương tự như luật liên bang, nhưng những luật khác lại có những điều khoản hoàn toàn khác. Do đó, trong một số trường hợp hạn chế, hành vi hợp pháp theo luật chống độc quyền của liên bang có thể vi phạm luật chống độc quyền của một tiểu bang cụ thể. Ngày càng có nhiều hoạt động thực thi chống độc quyền ở một số tiểu bang đang bị các quan chức tiểu bang theo đuổi quyết liệt hơn các quan chức liên bang.
10.0 CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ
“Thỏa thuận từ chối có bàn tính” hoặc “tẩy chay nhóm” đề cập đến các thỏa thuận mà theo đó các đối thủ cạnh tranh đồng ý không giao dịch với bên thứ ba hoặc chỉ giao dịch theo các điều khoản hoặc điều kiện nhất định. Những thỏa thuận này thường được coi là vi phạm Mục 1 Đạo luật Sherman.
"buôn bán độc quyền" hoặc "yêu cầu"đề cập đến thỏa thuận mà theo đó người mua cam kết nhận tất cả những gì họ cần cho một sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể từ người bán hoặc trong đó người bán cam kết cung cấp tất cả nhu cầu của người mua, hoặc cả hai. Các thỏa thuận buôn bán độc quyền thường được phán xét theo Mục 1 Đạo luật Sherman và Mục 3 của Đạo luật Clayton. Tính hợp pháp của những thỏa thuận này phụ thuộc vào tính rõ ràng của chúng và đặc biệt là dựa trên tác động cạnh tranh của thỏa thuận cụ thể.
“Phân bổ thị trường” đề cập chung đến các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để phân chia thị trường giữa hai hoặc giữa nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau. Việc phân bổ thị trường là vi phạm Mục 1 Đạo luật Sherman. Việc phân bổ thị trường cũng có thể là kết quả của thỏa thuận giữa các bên trong chuỗi phân phối, tức là giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Việc phân bổ thị trường theo chiều dọc cũng được phán xét theo Mục 1 Đạo luật Sherman, nhưng thường không bị xem là chống cạnh tranh như các thỏa thuận phân bổ thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh và do đó, được phân tích theo nguyên tắc lập luận hợp lý. Theo đó, các thỏa thuận phân bổ thị trường theo chiều dọc không có nhiều khả năng vi phạm Mục 1.
“Độc quyền” (xem “Mục 2 Đạo luật Sherman” bên trên) thường đề cập đến việc sở hữu hoặc đạt được “quyền lực độc quyền”. Quyền lực độc quyền được mô tả là khả năng kiểm soát giá cả hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi “thị trường liên quan” bằng kỹ năng vượt trội, tầm nhìn xa hoặc sự nhạy bén trong kinh doanh. Nói chung, bất kỳ hành động hoặc hành vi nào nhằm đạt được lợi thế kinh doanh không phải thông qua tính ưu việt hoặc chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đang được bán - mà thay vào đó là thông qua các hoạt động ép buộc, lừa dối hoặc không công bằng - có thể bị dán nhãn là hành vi "độc quyền".
“Ấn định giá” đề cập đến thỏa thuận để ấn định, không thay đổi, tăng hoặc giảm giá. Ấn định giá giữa các đối thủ cạnh trạnh là vi phạm Mục 1 Đạo luật Sherman (xem “Ấn định giá bán lẻ” bên dưới).
"Định giá để bán phá giá" đề cập đến việc đặt giá dưới một mức chi phí cụ thể, thường là chi phí biến đổi trung bình. Định giá để bán phá giá có thể là một hình thức độc quyền bất hợp pháp hoặc cố gắng độc quyền theo Mục 2 Đạo luật Sherman hoặc vi phạm Mục 2 (a) Đạo luật Robinson-Patman.
“Phân biệt đối xử về giá” có thể là vi phạm theo Đạo luật Robinson-Patman, tùy vào từng trường hợp.
“Giao dịch đối ứng” là hành vi mà một bên sử dụng sức mua của mình đối với một nhà cung cấp cụ thể để khiến nhà cung cấp đó mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ bên thứ nhất. Giao dịch đối ứng rất có thể bị đánh giá là bất hợp pháp, theo Mục 1 Đạo luật Sherman hoặc Mục 3 Đạo luật Clayton, trong đó nguyên nhân là từ việc sử dụng biện pháp ép buộc để buộc nhà cung cấp mua hàng từ bên thứ nhất.
“Ấn định giá bán lẻ” hoặc “ấn định giá theo chiều dọc” đề cập đến một thỏa thuận giữa các tổ chức trong một chuỗi phân phối (ví dụ một thỏa thuận giữa người bán buôn và người bán lẻ) xác lập giá theo đó người bán lẻ sẽ bán lại hàng hóa mà người bán buôn đã bán cho người bán lẻ. Hành vi này có thể là vi phạm theo Mục 1 Đạo luật Sherman, và là trái pháp luật theo luật của một số tiểu bang nhất định.
Thỏa thuận "mua kèm" là các thỏa thuận bởi một bên để bán sản phẩm với điều kiện là người mua cũng phải mua một sản phẩm khác. Các thỏa thuận "mua kèm" thường được coi là bất hợp pháp theo Mục 1 Đạo luật Sherman.
Tôi đã đọc và hiểu Chính sách Chống độc quyền của MiTek, có cơ hội đặt câu hỏi, và đồng ý tuân thủ chính sách này.